0

Những phương pháp điều trị trầm cảm tuổi dậy thì | Safe and Sound

Trầm cảm tuổi dậy thì đang trở thành vấn đề đáng quan ngại trong cuộc sống hiện đại. Ở tuổi dậy thì, trẻ phải trải qua nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm sinh lý. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, cần có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe tinh thần để ngăn chặn các vấn đề rủi ro phát sinh

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Khi các triệu chứng của bệnh còn ở mức độ nhẹ, tần suất xuất hiện, bác sĩ tâm lý cho biết, phương pháp cải thiện ngay tại nhà có thể mang lại cải thiện rõ rệt. Đối với những trường hợp nặng hơn, các biện pháp này cũng góp phần giúp giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện sức khỏe tinh thần cho trẻ.

Một số cách chữa bệnh trầm cảm tuổi dậy thì tại nhà:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe, hạn chế các thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ.
  • Ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, ăn đúng giờ và không nên để trẻ bỏ bữa. Đối với những trẻ tuổi dậy thì khi mắc phải chứng trầm cảm thường sẽ bị rối loạn ăn uống. Vì thế, bác sĩ tâm lý khuyến nghị, cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến bữa ăn của trẻ, nếu trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng thì nên chia nhỏ từng bữa ăn để trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Mỗi ngày nên vận động, tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút. Các môn như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội,… vừa phù hợp với lứa tuổi vừa giúp tăng cường được sức đề kháng và ổn định tinh thần tốt hơn. Ngoài ra, yoga và thiền sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn và giảm bớt áp lực.

Ảnh 1: Tự do vui chơi đúng cách giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ

  • Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Bác sĩ tâm lý cho biết, trẻ cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên cho trẻ ngủ trước 23 giờ. Cha mẹ cũng tạo điều kiện cho không gian ngủ của trẻ, bố trí chỗ ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.
  • Không nên học tập, làm việc quá sức, trẻ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần. Cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ tham gia các hoạt động dựa vào sở thích của trẻ như hội họa, ca hát, nhảy múa, thơ văn,…Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời gia tăng khả năng giao tiếp với nhiều người.
  • Theo bác sĩ tâm lý, những người thân trong gia đình nên dành nhiều tình thương cho trẻ, học cách lắng nghe và chia sẻ với trẻ nhiều hơn để biết được những tâm tư, nguyện vọng của trẻ.

2. Tâm lý trị liệu

Hầu hết các bậc phụ huynh sau khi biết được con mình đang mắc bệnh trầm cảm tuổi dậy thì đều tìm đến phương pháp trị liệu tâm lý để điều trị. Các bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng những kỹ thuật chuyên môn để trò chuyện, giao tiếp với trẻ, giúp phụ huynh hiểu hơn về trầm cảm tuổi dậy thì ở trẻ từ đó xác định nguyên nhân và cách chữa bệnh trầm cảm phù hợp.

Bệnh nhân khi được bác sĩ tâm lý áp dụng phương pháp này cũng dần hiểu được các hành vi, cảm xúc bất thường của mình. Từ đó tìm ra hướng giải quyết và khắc phục chúng một cách hiệu quả. Ngoài ra, trị liệu tâm lý cũng giúp trẻ cải thiện tinh thần, khả năng giao tiếp và cách giải tỏa stress lành mạnh hơn.

Ảnh 2: Trị liệu tâm lý là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì hiệu quả, an toàn

Đối với những trẻ sống trong gia đình không hạnh phúc, thiếu tình thương và sự quan tâm, gia đình cần tham gia trị liệu cùng để hiểu hơn về tâm lý của trẻ. Trong trường hợp này, trị liệu tâm lý giúp bố mẹ thay đổi quan điểm sai lầm, có cách giáo dục phù hợp và quan tâm trẻ đúng mực. Bên cạnh đó, bác sĩ tâm lý cũng có thể cho trẻ trị liệu theo nhóm để thoải mái giãi bày suy nghĩ của bản thân và biết cách vượt qua trầm cảm tuổi dậy thì.

Trị liệu tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý có thể giúp các bạn phát triển các chiến lược đối phó, nhận ra những kiểu suy nghĩ lệch lạc và hướng tới trạng thái tinh thần khỏe mạnh hơn.

Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm tuổi dậy thì ở trẻ. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đề giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

3. Sử dụng thuốc

Khi các triệu chứng trầm cảm nhẹ không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến chúng dần phát triển lên những giai đoạn nghiêm trọng hơn. Lúc này người bệnh cần được kiểm soát tốt hơn bằng những loại thuốc chống trầm cảm.

Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, phương pháp sử dụng thuốc không thể điều trị triệt để bệnh trầm cảm tuổi dậy thì nhưng nó sẽ giúp bệnh nhân khống chế và thuyên giảm dần các triệu chứng và cải thiện sức khoẻ tinh thần.

Ảnh 3: Khi các triệu chứng trầm cảm trở nặng, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị

Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và mức độ trầm cảm tuổi dậy thì của mỗi người mà các bác sĩ tâm lý sẽ lựa chọn thuốc và kê đơn với liều lượng khác nhau. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ tâm lý vì những loại thuốc này có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do vậy, trong quá trình điều trị bằng thuốc, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, nếu nhận thấy trẻ có xuất hiện các triệu chứng bất thường, phụ huynh nên thông báo ngay với bác sĩ tâm lý để tìm ra gốc rễ vấn đề trầm cảm và có hướng khắc phục nhanh chóng.

4. Bác sỹ tâm lý Safe and Sound sẽ giúp con bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

: Những phương pháp điều trị trầm cảm tuổi dậy thì | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound